Back to basics: chọn lựa ống kính macro + cách setup cơ bản

IMISHOP 29/03/2020
back-to-basics-chon-lua-ong-kinh-macro-cach-setup-co-ban

Ống kính macro hay micro là ống kính một tiêu cự (thường là 50mm, 60mm, 90mm, 100mm, 105mm hay 200mm) được thiết kế đặc biệt để có thể canh nét thật gần (từ vài cm) và cho hình ảnh cực nét ở cự ly gần như vậy. Các ống kính này có thể dùng thay cho ống kính cùng tiêu cự bình thường (như ống normal 50mm, 200mm chẳng hạn...) nhưng độ sắc nét ở các cự ly xa (vài mét đến vô cực) lại không bằng. Việc ống macro không đặt độ sắc nét ở cự ly chụp đối tượng xa là do cấu trúc thấu kính đặc biệt chuyên dụng macro.

Ống kính macro do đó thường được sử dụng trong việc chụp ảnh các loại côn trùng, bò sát, hay hoa lá nhỏ để phục vụ nghiên cứu. Thậm chí các nhà khoa học có thể dùng một hệ thống nối đặc biệt gắn ống kính macro với kính hiển vi để chụp ảnh các ... vi trùng.

  • Các loại tiêu cự Macro:
    • Short Macro (30mm-50mm): kích thước nhỏ, nhẹ, tiện lợi di động. Khoảng cách lấy nét khoảng trên dưới 15cm. Nếu chụp côn trùng thì khoảng cách này dễ làm chúng bay mất.
    • Standard Macro (60mm - 105mm): tiêu cự này phổ biến nhất trong chụp ảnh macro. Khoảng cách lấy nét tối thiểu vào khoảng 20-30 cm. 
    • Tele-Macro (150mm - 200mm): kích thước lớn, nặng, khoảng cách lấy nét tối thiểu vào khoảng 60cm.
  • Độ phóng đại của ống macro

Cách chụp macro cơ bản cho người mới bắt đầu:

1. Chọn đối tượng chụp macro:

Kiểu chụp macro có rất nhiều chủ đề để bạn lựa chọn như: thiên nhiên, chất liệu, bộ phận, nữ trang,... Với những chủ đề này việc chụp ảnh chủ đề côn trùng, hay động vật trong thiên nhiên là khó nắm bắt nhất, bởi chỉ cần 1s không chú ý là bạn có thể sẽ mất đi khung hình đẹp nhất vì động vật hay côn trùng tự nhiên sẽ không đứng yên để bạn chụp như người mẫu ảnh đâu.

3 tips for capturing wedding rings — | Luxury Photographer

2. Chọn thiết bị phù hợp với ống kính macro:

Bạn cần khéo léo chọn lens có tiêu cự phù hợp với từng loại đối tượng bạn định chụp. Ví dụ như: với các loại vật liệu nhỏ, hay nữ trang bạn có thể chọn ống có tiêu cự tầm 50 – 65mm. Với côn trùng nên chọn lens có tiêu cự 85 – 180mm.

3. Lấy nét bằng tay

Một bức ảnh đẹp chắc chắn cần hình ảnh rõ ràng và sắc nét, ngoài ra với ảnh macro để phân biệt so với các loại ảnh khác cần có độ sâu trường ảnh (DOF). Và để tăng DOF bạn cần để khẩu độ càng nhỏ càng tốt và tự lấy nét bằng tay kỹ thuật này giúp bạn tăng độ sắc nét nơi vùng đối tượng.

Do đó, ống kính lấy nét tay (MF) macro được lựa chọn nhiều cho người mới bắt đầu, hoặc chụp vật thể cố định (chụp sản phẩm) vì chi phí rẻ hơn với ống macro AF tương đương.  Xem các lens MF macro tại iMi SHOP - MayAnhGiaRe.com

4. Tốc độ bấm máy

Bạn cần học cách kiểm soát được tốc độ bấm máy vì nếu như chụp ảnh macro côn trùng thì chủ thể sẽ không ở dạng tĩnh. Với dạng chủ thể ở động như này bạn cần bấm máy thật nhanh để bắt được tư thế, góc ảnh đẹp lí tưởng.

5. Dùng chân máy

Nếu bạn muốn chụp ảnh macro một cách chuyên nghiệp hơn thì sẽ không thể thiếu cho mình phụ kiện đó là chân máy ảnh để tránh out net do tay run. Với nghệ thuật macro chỉ cần một chút run tay cũng có thể ví như một cơn địa chấn mạnh đối với chủ thể được chụp.

6. Ánh sáng

Với macro, ánh sáng rất cần thiết. Nếu bạn chỉ muốn dùng ánh sáng tự nhiên thì bạn cần hiểu rõ về cường độ, hướng sáng, sự tác động và chọn góc máy phù hợp, hay cần thêm phụ kiện che chắn để có chất lượng ánh sáng tốt nhất cho chủ thể của mình.

Bạn cần chú ý, vì có thể ánh sáng từ đèn flash mà bạn tạo ra sẽ làm chủ thể như côn trùng kinh sợ mà chạy mất. Và để ánh sáng được mềm mại hơn, tự nhiên hơn thì bạn nên sử dụng thêm miếng tản sáng, hoặc dùng đèn bàn/đèn cây có sẵn tại nhà.

Minh họa cách bố trí

chụp ảnh macro đẹp

 

7. Sáng tạo

Chụp macro cũng là một nghệ thuật và nó đòi hỏi người nghệ sĩ phải có sáng tạo từ việc chọn góc chụp, đối tượng. Luôn tìm tòi những vẻ đẹp mới lạ mà bạn có thể khai thác, sáng tạo chính là chìa khóa thành công ở mọi lĩnh vực và cả trong chụp ảnh cũng thế.

chụp macro là gì

Bài viết sau sẽ hướng dẫn Kỹ thuật “chụp chồng ảnh” hay lấy nét nhiều lần (Focus Stacking) có thể được dùng để tăng độ sâu trường ảnh, rất quan trọng khi chụp macro nhưng đòi hỏi có kiến thức sâu hơn. Bài này chỉ giới hạn ở kiến thức cơ bản. Cảm ơn các bạn đã theo dõi và chúc các bạn có nhiều bức hình đẹp :D 

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN