Sơ lược về hệ ống kính Canon
Nếu xét về bề dày lịch sử quang học của Nhật, chắc chỉ có Canon là có thể so được với Nikon về tuổi đời, số lượng máy và ống kính được bán ra.
Canon được thành lập vào năm 1933 với tên gọi ban đầu là Precision Optical Instruments Laboratory (phòng thí nghiệm các dụng cụ quang học chính xác)
Cũng như Nikon, Canon có rất nhiều sản phẩm từ quang học đến các sản phẩm điện tử phục vụ các mục đích khác. Trong phạm vi bài viết này, người viết sẽ giới thiệu đến các đọc giả vài nét cơ bản về ống kính MF (lấy nét tay) và AF (lấy nét tự động) của Canon
Phần 1 : ỐNG KÍNH MF (LẤY NÉT TAY)
Vũ trụ ống kính FD - xem thêm nhiều ống có sẵn tại iMi SHOP
Như các hãng làm máy ảnh và ống kính khác, Canon cũng có một thời gian cho ra đời hệ rangefinder để cạnh tranh với Leica nhưng không thành công như mong đợi.
Năm 1959
Canon ra mắt ngàm Canon R ( khác với Canon RF sử dụng trên máy Rangefinder ) cùng với chiếc máy ảnh SLR đầu tiên của mình- chiếc Canon Canonflex
Chiếc ống kính hệ này sử dụng cơ chế ngàm khóa “breech lock”. Nói một cách đơn giản thì thay vì cài ống vào ngàm như các hệ máy khác, bạn chỉ cần đặt ống kính theo đúng vị trí đánh dấu trên thân máy rồi xoay vòng khóa trên ống kính là xong.
Thiết kế này giúp ống kính có khả năng dính chặt hơn trên body, tuy nhiên không thuận lợi để tháo-mở bằng 1 tay.
Canon 135 2.5 SSC R của iMi SHOP
Vòng màu bạc dưới thước căn nét chính là “khóa” của ống kính
Đặc điểm dễ nhân thấy của dòng này là sử dụng vòng khẩu preset vì một số máy canon đời đầu không có chức năng đá khẩu
Tháng 4/1964
Canon cho ra mắt hệ ngàm mới- ngàm Canon FL-, ngàm này vẫn sử dụng cơ chế khóa như ngàm Canon R.
Một số ống FL vẫn sử dụng thiết kế khẩu kiểu preset để tương thích với các máy canon ngàm R cũ hơn
Năm 1970
Canon giới thiệu một hệ lens mới hoàn toàn, ngàm FD. Đây là hệ lens MF thành công nhất của Canon với hơn 134 dòng lens khác nhau được ra đời, phủ đầy các tiêu cự 7.5mm đến 1200mm. đây cũng chính là thời điểm Canon nghiên cứu và cho ra dòng lens L cao cấp của mình.
Cũng như ngàm Canon R/ Canon L, ngàm Canon FD cũng sử dụng kiểu cài khóa “breech lock” để gia tăng sự chắc chắn khi sử dụng.
Điểm sáng giá nhất của hệ ngàm này so với 2 hệ trước là giờ đây phía sau ống kính có 2 “chân”, giúp cả hệ có thêm tính năng tự động tốc, tự động khẩu hoặc tự động hoàn toàn (tùy đời máy). Nhờ điểm đặc biệt này mà chiếc Canon AE-1 sử dụng ngàm FD được xem là một trong những chiếc máy ảnh phim bán chạy nhất thời đó với số lượng bán ra hơn 1 triệu sản phẩm.
Ngàm Canon FD có 3 phiên bản
Version 1 (1970-1973):
Bản “chrome nose”, bản này có đặc điểm dễ nhẫn biết là vòng cài filter có màu bạc, trên vòng khẩu có thêm chữ “o” để xài tự động đo sáng với các máy phim
Canon 24 2.8 FD đời Chrome Nose
Vào thời điểm này , Canon cho biết họ đã áp dụng công nghệ tráng đa lớp (multi coating cho sản phẩm của mình dưới 2 tên gọi S.C (Spectra Cooating) và S.S.C (Super Spectra Coating). Lưu ý là cả 2 đều là Multi Coating, nhưng theo Canon thì S.S.C cho chất lượng tốt hơn S.C.
Tất cả ống kính đời này đều được trang bị lớp tráng S.C, trừ duy nhất có 2 ống được trang bị S.S.C là 55mm f/1.2 (bản thường và bản Aspherical) và ống 7.5mm Fish-Eye .
Lưu ý: một số ống góc rộng ( hiếm gặp ) thuộc version 1 nhưng không có vòng “chrome nose”. Có thể nhận biết bằng code ghi sau ống kính hoặc xoay thử vòng khóa, nếu vòng khóa ống kính có thể xoay mà không cần gắn vào ngàm/body thì nó cũng là version 1.
Version 2 (1973-1976)
Phiên bản này đã thay thế vòng bạc bằng vòng màu đen, trên vòng khẩu vẫn giữ lại chữ “o” như bản trước.
Lúc này, Canon đã cho biết ống kính của mình xài lớp tráng phủ nào bằng cách khắc tên đó lên vòng bảng tên. Vòng khoá ống kính cũng có sự cải tiến lớn, luôn ở vị trí thằng hàng với thước đo khoảng cách (bạn xem hình trên), chỉ khi gắn vào ngàm hoặc body máy thì mới xoay được.
Đặc biệt, khi gắn vào thì vòng sẽ tự xoay để khóa hờ để phòng ống kính rơi ra.
Version 3:
Thiết kế đời này tương tự như version 2, chi có 1 khác biệt nhỏ là chữ “o” trên vòng khẩu đã được thay bằng chữ “A”
Phần được khoanh đỏ trong hình nhé :D
Giai đoạn 1978-1986: FDn (FD new)
Canon cho ra mắt một thế hệ ngàm FD hoàn toàn mới, thường được gọi là FD New (hay New FD hay FDn). Ngàm FDn này quay lại sử dụng kiểu khóa cài truyền thống như các hệ lens khác nhưng vẫn giữ chân tiếp xúc như ngàm FD, đảm bảo tốt sự tương thích giữa các body 2 ngàm này. Ngoài ra, Canon cũng không còn ghi tên loại lớp tráng trên các ống này nữa, mặc định tất cả sẽ là S.S.C.
Điểm nhận biết dễ thấy nhất là lúc này toàn bộ ống kính được phủ màu đen huyền bí :D
Canon đã sớm nhận thấy sự yêu cầu khắt khe của các nhiếp ảnh gia đặc biệt yêu cầu thấu kính có chất lượng quang học cực cao nên đã cho ra đời dòng lens riêng cho các đối tượng này.
Những ống kính dòng này không chỉ có thiết kế chắc chắn hơn mà còn được sử dụng các công nghệ khủng thời bấy giờ: thấu kính Aspherical (phi cầu) mài bằng tay, các thành phần thấu kính chứa calcium fluorite, thấu kính tán xạ siêu thấp.
Các ống kính này thường có tên chứa các chữ AL", "Aspherical", hay "Fluorite”.
Từ cuối 1978 về sau, cùng với sự ra đời của các ống FDn, Canon đã ghi ngắn gọn thành “L” :D
Tóm tắt
- Năm 1959: Canon R - breech lock
- Năm 1964: Canon FL - for reflex fullframe (35mm)
- Năm 1970: Canon FD với 3 phiên bản khác nhau 1 ít trên ngoại hình:
1970-1973: Version 1 - Chrome nose
1973-1976: Version 2 - thêm chữ SSC/SC
1976-1978: Version 3 - thay chữ O-->A trên vòng khẩu
- Năm 1978-1986: Canon FDn (FD new): bỏ chữ SSC/SC khắc trên tên, sơn đen toàn bộ lens, coating L cho tán xạ thấp (vòng đỏ) thần thánh ra đời mở ra kỷ nguyên mới của ống kính Canon.
- Tất cả các ống Canon MF dùng được trên tất cả body Mirrorless: Sony E-mount, Fuji X, Canon EOS-M... (qua ngàm chuyển tương ứng FD-NEX, FD-FX, FD-EOSM....)
- Ống Canon FD muốn dùng trên body Canon EOS DSLR phải qua ngàm chuyển có kính (giảm chất lượng) hoặc mod lại ngàm (cưa bỏ phần đuôi lens)
Xem tiếp phân biệt ống kính Canon AF ở bài tiếp theo
Vui lòng dẫn nguồn iMi SHOP - MayAnhGiaRe.com khi copy, xin chân thành cảm ơn
Hello World! https://sjbl4d.com?hs=0b2df20eef521bf32b97823470117c61&
23/11/2022